Nguyên tắc của Cấu trúc đám mây
Trước khi bắt đầu thiết kế đám mây của mình, bạn phải đánh giá môi trường và nhu cầu kinh doanh hiện có. Dưới đây là một số câu hỏi mà đội ngũ của bạn sẽ cần tìm hiểu:
- Khối lượng công việc và ứng dụng hiện có của bạn là gì? Những công việc đó hiện đang chạy ở đâu và ai là người sử dụng?
- Việc sử dụng đám mây tổng thể của bạn như thế nào? Có thấp hơn định mức vì đám mây được thiết kế để đáp ứng tải tối đa không? Bạn có cần mở rộng quy mô để hỗ trợ khối lượng công việc mới không?
- Bạn có gặp phải bất kỳ trở ngại nào về hiệu năng điện toán, bộ nhớ hoặc nối mạng không?
- Môi trường ảo hóa của bạn trông như thế nào? Bạn có đang sử dụng vùng chứa không?
- Bạn sẽ đảm bảo khả năng phục hồi như thế nào? Liệu có cần dùng đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây không?
Khi hiểu rõ cách đám mây của bạn hoạt động và nhu cầu của bạn thay đổi như thế nào, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi xác định các ứng dụng sẽ nằm ở đâu. Bạn có thể xác định nhu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tại chỗ để hỗ trợ thiết kế đám mây mà bạn muốn.
Tùy theo nhu cầu, bạn có thể mời một bên thứ ba để tư vấn về thiết kế đám mây. Việc này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi đánh giá. Nhà tích hợp hệ thống, nhà cung cấp dịch vụ quản lý (MSP), nhà cung cấp dịch vụ đám mây hoặc nhà cung cấp phần cứng có thể giúp bạn xác định nền tảng và cấu trúc tốt nhất cho đám mây của mình.
Để tìm hiểu thêm về các cân nhắc về Chuyển đổi Đám mây, hãy đọc thông tin đồ họa "Sáu chữ M về Chuyển đổi Đám mây".
Các thành phần Cơ sở hạ tầng Đám mây
Môi trường đám mây có hai mặt. Mặt trước là những gì hiển thị cho người dùng nhìn thấy; nói cách khác, đây là giao diện người dùng. Cơ sở hạ tầng mặt sau là những gì chạy trên đám mây. Mặt sau được tạo thành từ phần cứng trung tâm dữ liệu, ảo hóa, ứng dụng và dịch vụ. Mặt trước giao tiếp với mặt sau thông qua trình trung gian. Dù tại chỗ hay thông qua nhà cung cấp dịch vụ đám mây ưa thích của bạn, cơ sở hạ tầng đám mây back-end (mặt sau) đều bao gồm các lớp sau.
Phần cứng Trung tâm Dữ liệu
Nền tảng của bất kỳ đám mây nào chính là phần cứng trung tâm dữ liệu, là nơi chạy các khối lượng công việc - máy chủ, lưu trữ và nối mạng. Tùy thuộc vào khối lượng công việc bạn đang hỗ trợ, phần cứng đó có thể bao gồm bộ gia tốc, chẳng hạn như FPGA. Những bộ gia tốc này đặc biệt hữu ích khi liên quan đến những khối lượng công việc chuyên biệt, chẳng hạn như các ứng dụng học sâu.
Lớp Ảo hóa
Tiếp theo, lớp ảo hóa sẽ cô lập phần cứng điện toán, lưu trữ và nối mạng của bạn. Ảo hóa cho phép tạo các máy ảo (VM). Để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, nhiều ứng dụng khác nhau, mỗi ứng dụng trên từng máy ảo riêng, có thể chạy trên cùng một phần cứng trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, mỗi VM có thể chạy hệ điều hành riêng - ví dụ như Linux, Ubuntu hoặc hệ điều hành Windows - giúp bạn cung cấp dịch vụ đám mây một cách linh hoạt.
Lớp Ứng dụng và Dịch vụ
Lớp ứng dụng và dịch vụ ở mặt sau của đám mây hỗ trợ giao diện người dùng được hiển thị ở mặt trước. Tại đây, các yêu cầu của người dùng cuối được phối hợp với các tài nguyên back-end có sẵn.
Dù bạn đang sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng, cơ sở hạ tầng tại chỗ hay đám mây lai thì các công nghệ Intel® đều giúp bạn đạt hiệu năng nhất quán, ổn định mà bạn có thể tin cậy".
Các công nghệ Intel® cho Cơ sở hạ tầng Đám mây
Dù bạn đang sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng, cơ sở hạ tầng tại chỗ hay đám mây lai thì các công nghệ Intel® đều giúp bạn đạt hiệu năng nhất quán, ổn định mà bạn có thể tin cậy. Thế hệ công nghệ Intel® mới nhất dành cho đám mây sẽ giúp tối ưu hóa hiệu năng đồng thời giúp bạn tối đa hóa khoản đầu tư và sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Các sản phẩm và giải pháp Intel® cho cơ sở hạ tầng đám mây |
|
---|---|
Bộ xử lý Intel® Xeon® có thể mở rộng thế hệ mới nhất mang lại hiệu năng mạnh mẽ, được tối ưu hóa theo khối lượng công việc dành cho máy chủ đám mây. Intel® Deep Learning Boost (Intel® DL Boost) tăng tốc hiệu năng suy luận AI cho khối lượng công việc học sâu, được tối ưu hóa để sử dụng các lệnh mạng thần kinh vector (VNNI). Công nghệ này có thể cải thiện hiệu năng phân loại hình ảnh, phát hiện đối tượng, nhận dạng giọng nói, dịch thuật và nhiều khả năng khác. |
|
Thêm FPGA vào phần cứng điện toán, lưu trữ hoặc mạng để tăng tốc một cách linh hoạt. FPGA đa năng, tiêu thụ mức năng lượng thấp có thể được tùy chỉnh cho một loạt chức năng trên đám mây, chẳng hạn như tìm kiếm và học máy. |
|
Bộ nhớ liên tục Intel® Optane™ được trang bị cùng với bộ xử lý Intel® Xeon® có thể mở rộng thế hệ mới nhất. Bộ nhớ này mang lại sự kết hợp độc đáo giữa dung lượng lớn và hỗ trợ dữ liệu liên tục cho khối lượng công việc đám mây. |
|
SSD Intel® Optane™ là các tùy chọn lưu trữ đám mây được thiết kế để tăng tính linh hoạt và hiệu năng. |
|
Bộ điều hợp, Bộ điều khiển và Phụ tùng mạng Ethernet Intel® có trong nhiều tùy chọn GbE. Tính khả dụng trên toàn thế giới và việc kiểm tra khả năng tương thích toàn diện giúp các sản phẩm Ethernet Intel® trở thành lựa chọn hàng đầu cho kết nối mạng máy chủ. |
|
Quan hệ đối tác của Intel với các nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) chính cho phép tối ưu hóa các công cụ và thư viện phần mềm để có hiệu năng tổng thể cao hơn trên bộ xử lý Intel® Xeon®. |
Nền tảng sẵn sàng cho Đám mây
Thiết kế cấu trúc điện toán đám mây là một phần quan trọng trong chiến lược đám mây toàn diện. Phần cứng và các giải pháp Intel® cho đám mây được thiết kế theo hướng tiếp cận đa đám mây, kết hợp. Với các máy chủ và công nghệ theo tiêu chuẩn ngành, chạy trên cơ sở hạ tầng được xác định bằng phần mềm, Intel giúp bạn quản lý môi trường khối lượng công việc trên các đám mây riêng tư an toàn, đồng thời tích hợp với các đám mây công cộng, mà trong đó nhiều đám mây chạy trên cấu trúc Intel®. Tất cả sẽ giúp bạn khai thác toàn bộ khả năng của điện toán đám mây lai và đa đám mây.